Xe Đạp Gia Đình

6 chấn thương phổ biến mà người đi xe đạp cần tránh

Thứ Hai, 04/09/2023
Ninh Hương

Chấn thương là điều khó tránh khỏi trong bất kỳ môn thể thao nào và đạp xe cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù trong khi đạp xe, cơ thể của bạn được chiếc xe nâng đỡ và bộ phận hoạt động nhiều nhất chủ yếu chỉ có đôi chân nhưng do di chuyển với tốc độ khá cao nên người đạp xe thường xuyên cũng có nguy cơ gặp phải nhiều chấn thương ở nhiều cấp độ. 

Một số vấn đề về sức khoẻ hay gặp ở người đạp xe có thể được phòng tránh và điều trị, chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nhiều vùng có thể bị chấn thương nhưng rất khó tìm được nguyên nhân trực tiếp để có thể giải quyết triệt để và kịp thời. Do đó, nếu bạn nhận thấy cơ thể có triệu chứng hoặc các cơn đau nhức dai dẳng, hãy thăm khám ở các trung tâm y tế uy tín để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận diện một số vấn đề phổ biến về sức khoẻ đối với người tập luyện đạp xe và hướng cải thiện để bạn có thể tự theo dõi tại nhà.

1. Chấn thương do va chạm

Va chạm hay tai nạn là những điều không ai mong muốn, nhất là khi đang đạp xe với vận tốc lớn hoặc ở địa hình hiểm trở. Nếu bạn bị va chạm mạnh, đặc biệt là ở vùng đầu, hãy nhanh chóng đến các cơ sở chăm sóc y tế để kiểm tra ngay cả khi bạn không phát hiện gãy xương hay vết thương hở nào nghiêm trọng. Bạn có thể sẽ được yêu cầu kiểm tra tổng quát hoặc nghỉ ngơi một thời gian dài. 

Sau va chạm, bạn có thể bị căng cơ mặc dù có thể bạn không nhận ra điều này. Nếu bạn tiếp tục tập luyện, vùng cơ bị căng có thể bị chấn thương. Ngoài ra, một số vùng da có thể bị xước, rách gây đau đớn và khó chịu. Dù là trường hợp nào, bạn cũng nên nghỉ hơi và nhờ đến sự chăm sóc của chuyên gia y tế để cơ thể được hồi phục tốt nhất rồi mới quay trở lại tiếp tục đạp xe. 

2. Đau lưng dưới

Đau lưng dưới là một trong số những chấn thương phổ biến nhất trong cộng đồng những người đạp xe do đặc tính của bộ môn này yêu cầu người lái phải cong người trong một thời gian dài. Còn chưa kể đến chuyện hầu hết mọi người đều làm việc trong điều kiện ngồi nhiều bên máy tính, cổ vươn về phía trước để hướng về phía màn hình khiến cho vấn đề càng thêm dai dẳng.

Ngoài ra, nếu lưng dưới thường xuyên bị đau nhức, khó chịu, bạn sẽ tìm cách thay đổi tư thế ngồi trên yên xe liên tục. Điều này sẽ khiến các vùng cơ, xương khác ở hông và chân bị ảnh hưởng. 

Nếu bạn bị đau lưng dưới, hãy kiểm tra lại tư thế ngồi của mình khi đạp xe. Phần lớn các vấn đề về lưng khi đạp xe có nguyên nhân từ tư thế ngồi không chuẩn xác do kích thước xe không phù hợp, chiều cao yên không tương thích với người sử dụng hoặc tay lái quá gần/quá xa. Ngoài ra, thường xuyên tăng cường sức khoẻ cơ, khớp bằng các bài tập dành cho cơ lưng, hông và đùi cũng sẽ cải thiện đáng kể tình trạng đau lưng dưới. 

>> Đau lưng dưới khi đạp xe: Nguyên nhân và cách phòng ngừa


Nếu bạn có những cơn đau dai dẳng do đạp xe
hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 

3. Đau đầu gối

Đầu gối với phần xương chỏm gọi là xương bánh chè - là một phần khớp xương khá dễ bị tổn thương. Nếu chịu áp lực lớn trong thời gian dài, xương bánh chè có thể bị trật gây đau đớn rất nhiều. 

Các cơn đau ở vùng này hầu hết đều bắt nguồn từ việc tư thế ngồi không phù hợp. Nếu bạn để yên xe quá thấp, xương bánh chè sẽ phải chịu áp lực lớn gây đau ở phần trước của đầu gối. Nếu bạn để yên xe quá cao, cơ và gân ở kheo sẽ bị căng khiến phía sau đầu gối bị đau. 

Ngoài ra, đầu gối cũng có thể bị đau khi phần mô xơ chạy dọc bên má đùi bị căng quá mức khiến xương bánh chè bị tác động và không thể di chuyển chính xác. Để khắc phục, bạn cần điều trị trong thời gian dài bằng phương pháp xoa bóp và lăn bọt. 

4. Đau cổ tay, bàn tay, cánh tay và đau cổ

Những cơn đau ở cổ và quanh cổ tay thường xuất hiện khi có quá nhiều áp lực tới phần thân trên. Khi đạp xe, lý tưởng nhất là 60% trọng lượng cơ thể nghiêng về phía sau và 40% còn lại ngả về phía trước. Nếu bạn quá ngả về phía ghi đông, cổ tay và cánh tay của bạn sẽ phải chịu trận, cổ phải vươn quá mức nên cũng sẽ rất đau. Vì thế, luôn luôn kiểm tra xem vị trí ghi đông có quá thấp khiến tầm với của bạn dài hơn hẳn hay không. Trong trường hợp bạn phải lái xe trên một đoạn đường có địa hình dốc trong một thời gian dài, hãy tính toán đến việc sử dụng một chiếc xe đạp có ghi đông ngắn hoặc nhỏ gọn hơn để giảm bớt áp lực lên phần thân trước và ngăn ngừa đau cổ, đau cổ tay, bàn tay và cánh tay. 

Sử dụng một đôi găng tay chuyên dụng chất lượng có thể giúp bàn tay được nâng đỡ, giảm thiểu tình trạng các dây thầnn kinh bị chèn ép gây tê bì các ngón tay. Tuy nhiên, nếu bạn bị tê tay trong thời gian dài, hãy đi khám bác sĩ. 

>> Cách phòng tránh đau vai khi đạp xe

5. Đau bàn chân

Đau bàn chân là vấn đề khá phổ biến ở những người đi xe đạp. Áp lực dồn lên bàn chân trong mỗi lần nhấn pê đan sẽ truyến đến từng ngón chân. Áp lực này kéo dài liên tục, trong thời gian dài sẽ khiến đôi chân đau nhức, đặc biệt nếu bạn đi một đôi giày đế cứng. 

Thuật ngữ "hot foot" - bàn chân nóng được dùng để chỉ cảm giác nóng rát, tê hoặc đau ở mặt dưới bàn chân sau khi đạp xe. Cảm giác này phát sinh do các dây thần kinh đi qua phần dưới lòng bàn chân đến các đầu ngón chân phải chịu áp lực lớn trong khi đạp xe. Nếu "hot foot" xuất hiện vào mùa hè, rất có thể chân bạn bị sưng tấy - giải pháp sẽ là nới lỏng dây giày hoặc chọn một đôi giày khác thoáng khí và thoải mái hơn. Nếu là mùa đông, có thể bạn đang đi một đôi tất quá dày khiến máu không lưu thông - giải pháp đơn giản nhất là chọn loại tất mỏng nhưng vẫn có khả năng giữ ấm. 

Ngoài ra, bạn có thể bị đau bàn chân nếu đế giày không tương thích với pê đan, khiến cho lực đạp không được lan toả đều lên cả bàn chân. 

6. Tổn thương ở vùng mông

Nghe thì như đùa nhưng đôi khi, vùng mông có thể bị tổn thương đến mức bạn không thể tiếp tục đạp xe được nữa. Nếu bạn tiếp tục lờ đi sự khó chịu này và cố gắng ngồi lệch trên yên hoặc thay đổi tư thế liên tục để có thể tiếp tục đạp xe thì một chút khó chịu có thể biến thành những tổn thương cực kỳ lớn và khó điều trị. 

Quan trọng nhất, bạn cần chọn kích thước và chất liệu yên phù hợp với nhu cầu sử dụng, chọn loại quần đạp xe vừa vặn và nếu cần, bạn có thể sử dụng một lớp kem dưỡng để chăm sóc da ở vùng mông và giảm thiểu ma sát gây nóng rát, loét da. 

Như nhiều môn thể thao khác, các chấn thương ở môn đạp xe đôi khi là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hạn chế chúng thông qua việc hiểu rõ những vấn đề có thể gặp phải và cách để cải thiện. Dù sao đi nữa, đạp xe không chỉ là để rèn luyện sức khoẻ mà còn là một cách để giải trí và thư giãn. Hãy chuẩn bị cho mình mọi kiến thức cần có để mọi chuyến đạp xe đều thú vị và an toàn nhé!

XE ĐẠP GIA ĐÌNH CAM KẾT

HOÀN THIỆN CAO NHẤT

Mọi chiếc xe trước khi tới tay khách hàng đều được đội ngũ chúng tôi lắp đặt, vệ sinh, tra dầu, căn chỉnh và kiểm tra để đảm bảo sẵn sàng sử dụng cao nhất.

BẢO HÀNH TẠI NHÀ

Xử lý sự cố, bảo hành sản phẩm tại nhà trong khu vực dịch vụ Xe Đạp Gia Đình, gồm: Các quận Hà Nội và các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì và Văn Giang - Hưng Yên

ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

Xe Đạp Gia Đình thu hồi và chịu mọi chi phí phát sinh khi hàng không đảm bảo chất lượng đã công bố.

Hệ thống cửa hàng

TT BẮC HÀ NỘI
Mobile/Zalo: 033 5417838

Cơ sở 03 Trung Tâm Khai Thắc Bắc Hà Nội
11 ngõ 104 Xuân Đỗ, Tổ 11 Cự Khối, Long Biên, Hà Nội.
Xem bản đồ

KĐT ECOPARK, HƯNG YÊN
Mobile/Zalo: 033 5024336

Cửa hàng số 02 Xe Đạp Gia Đình Ecopark
Số 80 Thuỷ Nguyên, Ecopark, Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Xem bản đồ

QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI
Mobile/Zalo: 096 2141164

Cửa hàng số 01 Xe Đạp Gia Đình Long Biên
Số 311 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Xem bản đồ

Danh sách so sánh